Rệp Sáp Trên Cây Cam Sành

+ Đặc điểm hình thái và sinh học

– Rệp sáp có hình bầu dục, cơ thể có màu hồng và được bao phủ bởi lớp sáp màu trắng không tan trong nước, xung quanh thân có nhiều tua màu sáp trắng dài. Rệp sáp không di động, nhưng chúng có khả năng di chuyển đến các bộ phận khác của cây nhờ kiến mang đi.

– Trứng được đẻ thành lớp bao phủ bởi túi trứng bằng sợi sáp, trứng nở trong 2- 10 ngày.

– Vòng đời của rệp sáp khoảng 60 ngày và một năm có từ 3- 4 thế hệ.

+ Tập tính sinh sống và gây hại

– Rệp bám vào mặt dưới lá, cuống trái và trên bề mặt trái để chích hút nhựa, làm cho các trái non bị héo khô, trái già thì bị méo mó và rụng, cây bị còi cọc, suy yếu.

Rệp sáp tiết ra chất “đường mật” tạo điều kiện cho nấm bồ hóng đeo bám và phát triển trên lá, làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây.

Rệp sáp chích hút rễ tạo ra các vết thương là điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng và các loại nấm xâm nhập gây hại (nấm Fusarium solani gây bệnh vàng lá thối rễ), rễ bị thối không hút được nước, chất dinh dưỡng, gây hiện tượng héo, rụng lá, chết cây.

+ Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc hóa học trừ rệp sáp như: NOKAPH 10GR, TASODANT 12G để rãi xung quanh gốc trừ rệp sáp gây hại rễ hoặc sử dụng thuốc dạng phun trừ rệp sáp gây hại các bộ phận bên trên như: Đại Bàng 666, CPM, . . .

ThS. Phạm Thanh Sang – 0865.09.59.69

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo